Viễn thị – Nguyên nhân và cách điều trị
Ngoài bệnh cận thị, viễn thị cũng là tật khúc xạ mắt phổ biến cần lưu ý. Vậy viễn thị là gì? Nguyên nhân và cách điều trị viễn thị như thế nào? Hãy cùng mắt kính chính hãng Mỹ Tân tìm hiểu nhé.
1. Viễn thị là gì?
Viễn thị là gì? Đó là sự sai lệch về khúc xạ ở mắt, các tia sáng song song vào mắt sẽ hội tụ phía sau võng mạc. Nếu muốn nhìn rõ vật, mắt phải đưa hình ảnh từ sau về đúng trên võng mạc. Vì thế, những người bị viễn thị có thể nhìn thấy những vật ở xa rất tốt, nhưng gặp khó khăn khi tập trung vào những vật ở gần.
2. Nguyên nhân và triệu chứng viễn thị
Tật viễn thị là một tật phổ biến của mắt, xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường là ở trẻ em. Nguyên nhân viễn thị là do giác mạc quá dẹt hoặc trục trước-sau của nhãn cầu quá ngắn khiến cho hình ảnh không hội tụ ở đúng võng mạc như mắt bình thường mà lại hội tụ ở phía sau võng mạc.
Có 3 nguyên nhân chính gây viễn thị:
- Do bẩm sinh: khi sinh ra đã có nhãn cầu ngắn hoặc giác mạc không đủ độ cong
- Học tập và làm việc không đúng: không giữ đúng khoảng cách nhìn khi học tập (nhìn quá xa) và làm việc hằng ngày. Việc thường xuyên nhìn xa khiến thể thủy tinh luôn bị dãn, lâu dần mất tính đàn hồi, mất khả năng phồng lên.
- Lão hóa thể thủy tinh: Người già có thể thủy tinh đã bị lão hóa sẽ làm mất đi tính đàn hồi không phồng lên được của thể thủy tinh.
- Do bệnh lý: Đây là tình trạng hiếm gặp, viễn thị do bệnh võng mạc hoặc khối u mắt.
Triệu chứng
Người bị viễn thị thường có các triệu chứng điển hình sau, nhưng cũng khá dễ nhầm lẫn với các bệnh khác:
- Nhức đầu, đau thái dương
- Đau mắt, mỏi mắt
- Lo âu, mệt mỏi
- Phải nheo mắt hoặc cảm thấy mệt mỏi khi làm việc ở khoảng cách gần trong khi khả năng nhìn xa còn rất tốt
- Bộ mặt viễn thị: do muốn nhìn rõ mắt phải cố gắng điều tiết thường kèm theo sự co kéo các cơ trán, lông mày và mi khiến cho mắt người viễn thị có những nếp nhăn.
- Mắt của người viễn thị luôn có xu hướng quay vào trong cho cảm giác là đôi mắt rất tinh.
- Lé trong.
- Tăng nhãn áp thường thấy trên những người viễn thị do thể mi to, tiền phòng hẹp
3. Cách phòng ngừa và chữa trị viễn thị
Cách phòng tránh viễn thị
Nếu mắt của bạn còn khỏe mạnh, hãy thực hiện những biện pháp sau để phòng ngừa viễn thị:
- Khám mắt định kỳ
- Kiểm soát các bệnh mạn tính như đái tháo đường hay tăng huyết áp
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với những thực phẩm tốt cho sức khỏe và bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt: thực phẩm hoa quả tươi, thực phẩm chứa vitamin A, beta carotene…
- Tránh hút thuốc
- Học tập và làm việc đúng cách trong môi trường có đầy đủ ánh sáng
- Khám bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường
- Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính mát chống tia cực tím
Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh viễn thị, hãy đến các bệnh viện chuyên khoa mắt để khám.
Cách chữa trị viễn thị
Đối với trẻ em mắc viễn thị thường không cần điều trị vì bệnh sẽ được cải thiện dần dần theo thời gian. Trẻ nên cần được khuyến khích các hoạt động liên quan đến thị giác như vẽ tranh, tô màu, đọc truyện… nhằm làm tăng độ khúc xạ của thể thủy tinh dẫn đến giảm độ viễn thị.
Đối với người lớn mắc viễn thị, sau khi khám để biết tình trạng mắt cũng như số độ viễn, nên đeo kính theo chỉ định của bác sĩ. Đeo kính viễn thị sẽ giúp thay đổi điểm hội tụ của tia sáng khi đi vào mắt, là loại kính bắt đầu với số có dấu cộng, ví dụ như +2.50. Bên cạnh đeo kính, nên đi kèm với các bài tập về mắt để giảm đọ viễn thị và cần khám mắt định kỳ để theo dõi tình trạng mắt. Ngoài ra, viễn thị có thể được giảm bớt hoặc chữa khỏi bằng phẫu thuật khúc xạ. Tuy nhiên, phương pháp này có thể xảy ra một số biến chứng như : tầm nhìn bị điều chỉnh quá mức, nhìn thấy quầng sáng xung quanh đèn, nhiễm trùng, Khô mắt…
Đây là những kiến thức về bệnh viễn thị là gì, dấu hiệu của bệnh viễn thị cũng như cách phòng tránh và chữa trị. Để tìm được chiếc kính viễn thị phù hợp, hãy ghé cửa hàng mắt kính chính hãng Mỹ Tân để được đo mắt và tư vấn miễn phí nhé.
Trả lời