DẤU HIỆU CỦA BỆNH CẬN THỊ
Cận thị là căn bệnh về mắt phổ biến và ngày càng gia tăng về số lượng cũng như mức độ cận. Đặc biệt, tình trạng cận thị ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên đang ở tình trạng báo động khi việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá nhiều và tư thế học tập sai cách. Theo khảo sát của ngành y tế, tỷ lệ học sinh bị các tật khúc xạ về mắt lên đến 73,2%, riêng cận thị học đường là 47,5%. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu dấu hiệu của bệnh cận thị để hạn chế những nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn.
1. Dấu hiệu của bệnh cận thị
Bệnh cận thị không khó để nhận biết, những dấu hiệu chung thường thấy khi mắc bệnh cận thị:
- Nhìn xa mờ, phải nheo mắt để thấy rõ.
- Nhức đầu do mỏi mắt.
- Khó nhìn trong khi lái xe, đặc biệt là vào ban đêm.
Đối với trẻ em, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cận thị cha mẹ cần lưu ý bao gồm:
- Nheo mắt thường xuyên.
- Ngồi gần tivi, màn ảnh phim hoặc ngồi bàn đầu của lớp học.
- Không nhìn thấy các đối tượng ở xa.
- Chớp mắt quá nhiều.
- Dụi mắt thường xuyên.
2. Phải làm gì khi có dấu hiệu của bệnh cận thị
Nếu mắt xuất hiện các triệu chứng như trên, hãy đến các cửa hàng kính uy tín hoặc bệnh viện chuyên khoa về mắt để kiểm tra. Đặc biệt, không nên để tình trạng này kéo dài, sẽ gây làm độ thêm nặng. Tình trạng cận chi tiết của mắt sẽ được biết chính xác khi dùng máy đo độ và các bài kiểm tra mắt.
Để kiểm tra mắt có bị cận thị hay không, bác sĩ có thể chẩn đoán thông qua bảng đo độ cận thị của mắt. Bằng cách che một bên mắt – thay phiên mắt trái, phải – rồi đọc các hình trên bảng theo chỉ dẫn. Có nhiều loại bảng đo thị lực như:
- Bảng thị lực vòng tròn hở Landolt
- Bảng thị lực chữ E của Armaignac
- Bảng thị lực chữ cái của Snellen với các chữ cái: L F D O I E
- Bảng thị lực hình với các loại đồ vật/ con vật dùng cho trẻ em, hoặc người không biết chữ
Tùy vào từng đối tượng mà dùng cách tính độ cận thị với bảng đo khác nhau.
Ngày nay, công nghệ hiện đại, các cách tính độ cận thị có thể tiến hành nhanh chóng và chính xác bằng máy móc. Quá trình kiểm tra thị lực bằng máy tiến hành qua hai bước là đo độ cận thị bằng máy điện tử và đo mắt bằng lắp kính mẫu.
3. Các cách phòng tránh cận thị
Nếu mắt chưa bị cận hoặc cận ở mức độ chưa cần đeo kính, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau để tránh tình trạng độ thêm nặng:
- Học tập và làm việc khoa học, cho mắt nghỉ ngơi sau khoảng 30 phút học tập và làm việc.
- Thường xuyên mang kính khi ra ngoài để bảo vệ mắt trước bụi bẩn và tia UV có hạị.
- Kiểm tra mắt thường xuyên để phát hiện độ cận kịp thời.
- Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho mắt đặc biệt là Vitamin A.
Riêng với học sinh, sinh viên cần chú ý tư thế ngồi, không học ở nơi thiếu ánh sáng, bàn ghế đúng tiêu chuẩn. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử nhiều, đặc biệt là vào buổi tối.
Trên đây là những dấu hiệu và phòng tránh bệnh cận thị, nếu có những dấu hiệu của bệnh cận thị trên, các bạn hãy đến Cửa hàng Mắt Kính Chính Hãng để được kiểm tra mắt và tư vấn sử dụng kính thích hợp nhé!
Trả lời